Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Thành phố mới Nhơn Trạch: hứa hẹn nhiều tiềm năng


Vừa qua tỉnh Đồng Nai đã trao giấy chứng nhận đầu tư dự án thành phố mới Nhơn Trạch cho Công ty Berjaya Land Berhad’s - công ty con của tập đoàn Berjaya (Malaysia). Dự án được tiến hành trong vòng 15 năm và sẽ tiến hành động thổ vào năm 2011. Theo quy hoạch, thành phố mới Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị loại II thân thiện với môi trường.

Các đại biểu dự lễ kí kết hợp tác với Berjaya xem quy hoạch chi tiết về thành phố mới Nhơn Trạch. 

Là địa phương có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý nên trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 1996, huyện Nhơn Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành đô thị mới. Đến năm 2006, Chính Phủ ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch đến 2020, trong đó xác định huyện Nhơn Trạch phát triển thành một trong các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, phát triển theo tiêu chí đô thị loại II với quy mô dân số khoảng 600 ngàn người và quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 22.700 ha.

Sau đó, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt quy hoạch khu trung tâm thành phố mới Nhơn Trạch ngày 8-6-2009 với tổng diện tích quy hoạch trên 600 hécta. Quy mô dân số ổn định khoảng 87 ngàn người; số dân vãng lai 137 ngàn người. Theo đó, khu trung tâm đô thị được hình thành trên cơ sở của hệ thống giao thông chính là đường 25C, đường số 7 và đường số 6.

Các hạng mục chính của dự án bao gồm các cơ sở hạ tầng, khu dân cư và các công trình dịch vụ bao gồm các phân khu chức năng như: các công trình hành chính có diện tích hơn 29 hécta (chiếm 4,87% diện tích đất), được thiết kế gần công viên trung tâm và quảng trường hành chính. Các công trình này gồm: UBND thành phố, Thành ủy thành phố và trụ sở các ban, ngành. Bên cạnh đó là các công trình văn hóa (diện tích hơn 23 hécta, chiếm 3,91%). Cụm công trình văn hóa nằm dọc hai bên công viên trung tâm, gần đường 25C. Đó là nhà hát thành phố (quy mô trên 2 ngàn người), nhà văn hóa trung tâm, trung tâm hội nghị triển lãm, bảo tàng thành phố, nhà văn hóa thiếu nhi. Các khu nhà ở (diện tích 252 hécta, chiếm 42,03%) xây dựng tiện nghi dưới hình thức chung cư cao tầng. Trong đó, khu vực tại vùng lõi trung tâm đều cao 25 tầng (từ 87 đến 100 mét); các khu vực nằm trong vùng lõi cao khoảng 40 tầng (từ 140 đến 160 mét); các công trình  nằm hai bên công viên trung tâm cao từ 12 đến 18 tầng (từ 62 đến 72 mét).

Công trình thành phố mới Nhơn Trạch được chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2013) hoàn tất các thủ tục quy hoạch đất đai, phát triển khu vực 27 hécta và 25 hécta đang thực hiện ở phía Đông, đồng thời thực hiện xây dựng một phần thành phố. Giai đoạn 2 (2013-2015), hoàn thiện phát triển khu trung tâm đô thị dọc đường 25C và khu dân cư mật độ trung bình. Giai đoạn 3 (2015-2018), phát triển khu dân cư mật độ cao, nằm phía Tây Nam của khu quy hoạch. Giai đoạn 4 (2018-2020), đầu tư xây dựng những phạm vi còn lại của các công trình và hoàn thành việc đầu tư dự án.

Trúc Linh

TÌNH HÌNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ NHƠN TRẠCH


quyhoach.jpg

Bản đồ quy hoạch tổng thể Huyện Nhơn Trạch

I. KHÁI QUÁT CHUNG:
Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là huyện mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ Huyện Long Thành củ theo Nghị định số 51/CP ngày 23/06/1994 của thủ tướng chính Phủ, theo đó ranh giới Huyện được xác định như sau:
-          Phía Bắc : giáp huyện Long Thành, Quận 2 và Quận 9 Tp. Hồ Chí Minh.
-          Phía Nam và Phía Tây giáp huyện Nhà Bè thuộc Tp. Hồ Chí Minh.
-          Phía Đông giáp huyện Long Thành và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 41.089 ha gồm 12 xã và 53 ấp với tổng dân số  khoàng 108.422 người dân, chiếm 7% diện tích tự nhiên và 5,4% dân số tỉnh Đồng Nai. Năm 1996 huyện Nhơn Trạch đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể, huyện Nhơn Trạch sẽ trở thành một Thành Phố mới với qui mô đô thị loại II, dân số dự kiến năm 2005 là 100.000 ngàn dân và đến năm 2020 là khoảng 500.000 ngàn dân, diện tích đất qui hoạch năm 2005 từ 2000ha và năm 2020 khoảng 8.000 ha. Có các khu chức năng như sau:
-          Khu công nghiệp : Được bố trí tại khu Đông – Bắc gắn liền với cảng thị vải gắn liền với cảng thị vải.
-          Khu trung tâm thành phố được bố trí tại khu khu phía Nam, Tây  Nam nối liền gần sông Thị Vải ở phí Đông Nam, với khu vực gần sông Đồng nai ở phía Tây Bắc. Trung tâm thành phố được bố trí trên hành lang Đông Nam – Tây Bắc.
-          Khu dân dụng: tập trung phát triển lên khu vực phía Tây và phía Nam xung quanh khu Trung Tâm.
Huyện Nhơn Trạch nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giữa vùng tam giác kinh tế: Tp. Hố Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, ven các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngõ tương lai vào Tp. Hồ Chí Minh nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, là một trong những huyện có sức hút mạnh về vốn đầu tư, có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ  tăng trưởng cao, đóng vai trò quang trọng  trong phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai cũng như toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

II. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ NHƠN TRẠCH
Do sự chuyển biến về tình hình phát triển KT-XH của đất nước, về xu hướng phát triển của vùng KTTĐPN của tỉnh Đồng Nai và của khu vực xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch. Qua thời giai 07 năm thực hiện đồ án qui hoạch tổng thể Thành phố mới  Nhơn Trạch, có yêu cầu mới, có sự thay đổi chức năng một số khu đất dự kiến qui hoạch trong khu vực đô thị và trên địa bàn Huyện Nhơn Trạch. Do đó Nhơn Trạch  đang được điều chỉnh quy hoạch chung như sau:

1. Các cụm công nghiệp:
1.1 Khu công nghiệp tập trung: nằm ở phía Đông, dọc đường 319 và giới hạn bởi HL 19 từ Hiệp Phước (phía Bắc) xuống Long Thọ (phía Nam) đến đường ra cảng Phước An với qui mô diện tích 2700ha.
1.2 Khu công nghiệp Ông Kèo: qui mô diện tích 800 ha.
1.3 Cụm công nghiệp địa phương: phía nam thành Tuy Hạ, qui mô diện tích 100 ha.
2.Các khu dân cư đô thị:
2.1 Khu dân cư đô thị trung tâm Thành phố:  Nằm trong phạm vi phía Bắc giáp đường 25C, phía Tây Nam giáp đường cao tốc vành đai, phía Đông Nam giáp đường ra KCN Ông Kèo.
- Quy mô diện tích: khoảng 1500 ha.
- Quy mô dân số: dự kiến đến năm 2020 khoảng 125.000 đến 130.000 người.
2.2 Khu dân cư đô thị trung tâm khu vực phía Bắc Thành phố: Nằm dọc 2 bên đường 25B, phía Bắc giáp đường 25C, xung quanh khu trung tâm huyện hiện hữu.
- Quy mô diện tích: khoảng 1500 ha.
- Quy mô dân số: dự kiến đến năm 2020 khoảng 115.000 đến 120.000 người.
2.3 Khu dân cư đô thị trung tâm khu vực phía Đông Nam Thành phố: Nằm phía Nam KCN Nhơn Trạch.
- Quy mô diện tích: khoảng 1600 ha.
- Quy mô dân số: dự kiến đến năm 2020 khoảng 120.000 đến 125.000 người.
2.4 Khu dân cư đô thị phía Bắc: thuộc xã Long Tân, nằm sát sông Đồng Nai, cặp đường cao tốc vành đai từ Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh sang.
- Quy mô diện tích: khoảng 950 ha.
- Quy mô dân số: dự kiến đến năm 2020 khoảng 60.000 đến 65.000 người.
2.5 Khu dân cư cửa ngõ: gồm hai khu
- Khu dân cư Hiệp Phước (cửa ngõ phía Bắc). Quy mô diện tích khoảng 180 ha.
- Khu dân cư Đồng Mu Rùa (cửa ngõ phía Đông Nam). Quy mô diện tích khoảng 400 ha.
3. Các khu dân cư nông thôn:
- Dải dân cư nông thôn hiện hữu, cải tạo dọc đường 25A và HL 19.
- Vùng còn lại bao quanh từ phía Bắc giáp đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây dọc theo sông Đồng Nai, vòng theo sông Nhà Bè – sông Đồng Tranh đến sông Thị Vải, vòng theo QL 51 lên Long Thành là vùng nông nghiệp – nông thôn ngoại thành. 
4. Các khu trung tâm chuyên ngành:
4.1 Khu làng Đại học: gồm 02 khu
- Khu phía Nam: gần sông ông kèo, qui mô diện tích khoảng 350 ha
- Khu phía Bắc: giáp sông Đồng Nai, nằm giữa sông Đồng Môn và đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, qui mô diện tích khoảng 350 ha.
4.2 Khu trung tâm thương mại đầu mối thành phố: bố trí 3 trung tâm tại 3 khu vực.
- Khu phía Bắc: giáp sông Đồng Nai thuộc xã Long Tân, là chợ đầu mối nông sản thực phẩm, giao lưu vận chuyển đường thủy kết hợp kho cảng sông. Diện tích khoảng 80 - 85 ha.
- Khu phía Đông: giáp QL51, trên đường 25 B. Giao lưu đường bộ. Diện tích 30 - 35 ha.
- Khu phía Đông Nam: đường ra cảng Phước An. Kết hợp hành hóa vận chuyển đường bộ và đường thủy. Diện tích 30 - 35 ha.
4.3 Khu Trung tâm TDTT:
- Khu liên hợp quy mô lớn của Thành phố, diện tích khoảng 150 ha.
- Khu TDTT kết hợp công viên các khu vực đô thị, dự kiến quy hoạch 03 khu, diện tích mỗi khu khoảng 50 - 60 ha.
4.4 Bệnh viện:
- Khu vực đô thị phía Bắc: Trung tâm y tế huyện hiện hữu sẽ được mở rộng, nâng cấp.
- Khu vực đô thị phía Nam: dự kiến bố trí một bệnh viện, qui mô diện tích khoảng 05 ha.
- Dự kiến bệnh viện lớn Thành phố đặt ở khu vực xã Đại Phước, qui mô diện tích khoảng 10 ha.
4.5 Các công viên đô thị:
Tổ chức công viên vườn hoa thành hệ thống
- Công viên trung tâm Thành phố, công viên lớn khu vực, công viên các khu nhà ở và vườn hoa nhỏ trong các nhóm nhà ở.
- Công viên – cây xanh ven sông Đồng Nai, sông Đồng Môn, sông Ông Kèo.
- Các công viên chuyên đề: thế giới tuổi thơ, công viên văn hóa, …
- Công viên rừng cách ly giữa KCN và khu dân cư.
4.6 Các khu du lịch:
- Khu đô thị khu lịch Cù lao Ông Cồn: 700 - 750 ha
- Khu du lịch Ông Kèo: 200 - 250 ha
- Khu du lịch xã Đại Phước (giáp sông Cái): 350 - 400 ha
- Khu du lịch xã Long Tân (dọc giữa sông Cái và đường vành đai từ quận 9 sang Nhơn Trạch): 200 – 250 ha.

Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 và 4 - TP.HCM


SGTT.VN - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 và đường Vành đai 4 – TP.HCM với tổng vốn đầu tư khoảng 154.342 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, đường Vành đai 3 đi qua địa giới hành chính của 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh, thành phố là: TP.HCM (quận 9, 3 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh); tỉnh Đồng Nai (huyện Nhơn Trạch); tỉnh Bình Dương (huyện Dĩ An, huyện Thuận An); tỉnh Long An (huyện Bến Lức).
Tổng chiều dài đường Vành đai 3 khoảng 89,3km, trong đó làm mới khoảng 73km; đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn dài 16,3 km hiện đang được tỉnh Bình Dương đầu tư.
Đường Vành đai 4 đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (huyện Tân Thành); tỉnh Đồng Nai (3 huyện: Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu); tỉnh Bình Dương (2 huyện: Tân Uyên, Bến Cát); TP.HCM (huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè); tỉnh Long An (4 huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc).
Tổng chiều dài tuyến đường Vành đai 4 khoảng 197,6 km.
Đường cao tốc Vành đai 3 và Vành đai 4 có quy mô là đường cao tốc với mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất khoảng 121,5m.
Đường song hành quy mô có ít nhất 2 làn xe. Đường song hành được đầu tư phân kỳ tùy theo nhu cầu vận tải và sự phát triển các đô thị hai bên.
Tiến độ xây dựng đường vành đai theo từng đoạn tuyến:
Về tiến độ xây dựng đường vành đai 3, trước năm 2017 sẽ hoàn thành đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành (Nhơn Trạch) - quốc lộ 1A (Tân Vạn); trước năm 2019 hoàn thành đoạn quốc lộ 22 - cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương; và trước năm 2020 hoàn thành đoạn Bình Chuẩn - quốc lộ 22.
Đối với đường vành đai 4, đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) đến Trảng Bom - Đồng Nai (quốc lộ 1A) tiến độ đặt ra là phải hoàn thành trước năm 2020; từ quốc lộ 1A (Trảng Bom - Đồng Nai) đến quốc lộ 13 (Tân Uyên - Bình Dương) hoàn thành trước 2025; đoạn quốc lộ 13 (Tân Uyên - Bình Dương) đến quốc lộ 22 (Củ Chi - TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2024; đoạn quốc lộ 22 (Củ Chi - TP Hồ Chí Minh) đến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (Bến Lức - Long An) hoàn thành trước 2023 và đoạn Bến Lức - Long An (giao với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương) đến cuối tuyến trục Bắc - Nam TP Hồ Chí Minh (cảng Hiệp Phước - TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2017.
Việc quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 và đường Vành đai 4 là cơ sở để xác định mốc lộ giới cho các địa phương triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan đến tuyến đường.
Bên cạnh đó, liên kết các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai để phát huy hiệu quả các tuyến đường này, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng.
THEO CHINHPHU.VN

Dự án Đường vành đai 3 Tp.HCM: Các địa phương có thể tham gia đầu tư


Theo đề xuất của Bộ Giao thông - Vận tải, các địa phương có tuyến đường đi qua sẽ được tham gia đầu tư bằng các nguồn vốn đa dạng.
Đường vành đai 3 Tp.HCM là dự án đang được các nhà đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng và bất động sản đặc biệt quan tâm. Theo các chuyên gia, vào thời điểm này đã có thể có cái nhìn tương đối chính xác về dự án.

Theo Dự thảo Quy hoạch chi tiết Đường vành đai 3 Tp.HCM vừa được Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường này sẽ đi qua 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh, thành phố, gồm Tp.HCM (48,9 km), Đồng Nai (11,6 km), Bình Dương (23,4 km) và Long An (5,4 km).

Dự kiến, tuyến đường vành đai 3 Tp.HCM bắt đầu từ Km38 lý trình Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (khu vực Nhơn Trạch) và kết thúc nút giao giữa đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương. Tuyến đường vành đai ngoài của Tp.HCM có chiều dài chính tuyến 89,3 km, trong đó đoạn làm mới 73 km; đoạn sử dụng đường Mỹ Phước – Tân Vạn dài 16,3 km (do tỉnh Bình Dương đang đầu tư). Ngoài ra, để tạo điều kiện kết nối và nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống giao thông trên địa bàn Tp.HCM, Bộ GTVT đề xuất đầu tư thêm 4 km nối đường vành đai 3 với đường xuyên Á tại nút giao Thủ Đức.

“Dự án Đường vành đai 3 Tp.HCM sẽ là tuyến đường cao tốc đô thị lần đầu tiên khép kín khu vực đầu tàu kinh tế phía Nam”, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết.

Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị, Đường vành đai 3 Tp.HCM sẽ có 6 – 8 làn xe, chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất 121,5 m, tốc độ chạy xe từ 80 đến 100 km/giờ. Trên tuyến có 2 công trình vượt sông lớn là cầu Nhơn Trạch vượt sông Đồng Nai (Km11 + 560) dài 2,27 km và cầu Bình Giới (Km49 + 860) vượt sông Sài Gòn (Km 49 + 860) với chiều dài 1,63 km.

Ước tính, Dự án sẽ chiếm dụng 938 ha đất, trong đó,Tp.HCM với 611 ha, Đồng Nai 124 ha, Bình Dương 154 ha và Long An 49 ha.

Theo ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đơn vị lập Báo cáo đầu tư, với chiều dài tuyến và quy mô xây dựng như trên, Dự án đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn. Tính toán cho thấy, tổng vốn đầu tư toàn bộ Dự án khoảng 55.805 tỷ đồng, bao gồm: chi phí xây dựng tuyến đường 36.919 tỷ đồng; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 5.000 tỷ đồng…

Do quy mô vốn rất lớn, chưa thể đầu tư ngay toàn bộ tuyến đường, Bộ GTVT tạm phân chia Dự án thành 3 dự án thành phần, gồm: đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành (Nhơn Trạch) – Quốc lộ 1 (Tân Vạn) dài 26,3 km, có tổng vốn đầu tư 14.749 tỷ đồng, sẽ phải hoàn thành trước năm 2017; đoạn Quốc lộ 22 – cao tốc Tp.HCM – Trung Lương dài 29,2 km, tổng vốn đầu tư 16.375 tỷ đồng sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2015 – 2019; đoạn Bình Chuẩn – Quốc lộ 22 dài 17,5 km, tổng vốn đầu tư 9.814 tỷ đồng, sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2017 – 2019.

“Mục tiêu chính của Đường vành đai 3 là kết nối các khu đô thị vệ tinh và khu công nghiệp tiệm cận với vùng lõi của khu vực Đông Nam Bộ, phục vụ giải tỏa lưu lượng các phương tiện giao thông nội đô, đặc biệt là một lượng rất lớn xe tải, xe ô tô quá cảnh trên các tuyến đường quốc lộ, cao tốc hướng tâm vào Thành phố”, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên đánh giá.

Do quy mô đầu tư rất lớn, nên Bộ GTVT đang đề xuất chia Dự án về các địa phương có tuyến đường đi qua tham gia đầu tư bằng các nguồn vốn đa dạng, khuyến khích các địa phương tổ chức triển khai theo các hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT), hợp tác công – tư (PPP). Bộ GTVT sẽ chủ trì chung về đầu tư trên một số đoạn và các công trình đặc biệt bằng vốn ngân sách hoặc vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, đây là phương án huy động vốn được cho là phù hợp nhất đối với dự án này, vừa giảm tải cho ngân sách, vừa tạo cơ hội tham gia cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
(Theo VIR

Công bố quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành


Sáng 12/8, tại Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch cảng sân bay quốc tế Long Thành.

Theo đó, sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đất 5.000ha, nằm trên địa bàn các xã: Long Phước, Long An, Bình Sơn, Suối Trầu, Bàu Cạn và Cẩm Đường.

Đây là cảng hàng không cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO, với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương, công suất phục vụ 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hoá/năm.

Chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam, đơn vị tư vấn là Công ty Tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC). Về quy hoạch khu bay, được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020 với tổng kinh phí  hơn 6.740 triệu USD.

Các năm từ 2011-2014 sẽ là giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thu xếp tài chính. Sân bay được bắt đầu xây dựng từ năm 2015 và dự kiến hoàn thành, đưa giai đoạn một vào khai thác trong năm 2020.

Giai đoạn 2 (đến năm 2030) sân bay Quốc tế Long Thành sẽ có ba đường cất hạ cánh, hai nhà ga công suất 50 triệu khách/năm, ga hàng hóa 1,5 triệu tấn/năm. Giai đoạn 3 (sau năm 2030), sẽ gồm bốn đường cất hạ cánh song song và bốn nhà ga tổng công suất 100 triệu khách/năm, ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm.

Về quy hoạch giao thông đường bộ, sân bay này sẽ kết nối với đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu đi về đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, đường vành đai 4, kết nối ngầm với tuyến đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang và tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm-Long Thành tại phía trục chính trước mặt nhà ga hành khách.

Theo tính toán, khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Australia thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3-5% GDP cả nước. Khi đi vào hoạt động sân bay Long Thành sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội.

Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng 10 cảng hàng không quốc tế, trong đó cảng hàng không quốc tế Long Thành chiếm 10% diện tích đất của tất cả các cảng hàng không. Đến năm 2030, cảng này sẽ chiếm 20% quỹ đất quy hoạch phát triển toàn bộ mạng lưới cảng hàng không của cả nước./.

Công Phong (TTXVN/Vietnam+)

Năm 2013, đưa vào sử dụng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây


SGTT.VN - Ngày 28.8, đại diện ban quản lý dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây cho biết, qua gần hai năm khởi công, dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dài gần 55km, đã triển khai được 6/7 gói thầu xây dựng. Ban quản lý dự án phấn đấu đến năm 2013 sẽ đưa toàn bộ công trình vào sử dụng.
Bản đồ dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (vạch màu đỏ và xanh lam)
Cầu Long Thành – cầu lớn nhất trên đường cao tốc đã được khởi công. Riêng đoạn qua quận 9 – TP.HCM, đơn vị thi công đã lắp các dầm cầu cạn vượt qua các sông, kênh, rạch.
Dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là một phần của hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam, đi qua các quận 2, 9 (TP.HCM) và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai). Điểm đầu tuyến là nơi giao nhau của đường Lương Định Của với đại lộ Đông Tây phía quận 2, TP.HCM. Điểm kết thúc cách ngã ba Dầu Giây khoảng 2,7km (thuộc huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ 120km/h. Dự kiến, khi giai đoạn một của dự án hoàn thành sẽ đưa vào sử dụng bốn làn xe (năm 2012). Giai đoạn hai, đường được mở rộng lên 42,5m với tám làn xe.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là khâu giải phóng mặt bằng vẫn chưa được hoàn tất ở cả hai địa phận TP.HCM và tỉnh Đồng Nai. Đoạn đường đi qua địa bàn Đồng Nai dài hơn 40km có hơn 900 hộ dân phải giải toả với số tiền đền bù hơn 170 tỉ đồng. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng của dự án mới được thực hiện được 97% khối lượng.
Theo các báo cáo của ban quản lý dự án, diện tích giải phóng mặt bằng bàn giao cho đơn vị thi công đã đạt 97% (trên 345ha). Phần còn lại người dân không chịu giao đất vì chưa hoàn tất các thủ tục đền bù, tái
định cư, gây khó cho việc triển khai năm cầu vượt và 14 cống chui trên tuyến đường này.
NGỌC NHI
Tại TP.HCM, phần giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận 2 và quận 9 (khoảng 4km) mới làm công tác lập hồ sơ, số lượng các hộ dân bị ảnh hưởng chưa được xác định… Một số đường điện, đường cáp viễn thông vẫn chưa được di dời.
Ghi nhận của chúng tôi trong sáng 28.8, phần lớn công trình (đoạn qua TP.HCM) dù đã “nên hình”, nhưng việc thi công chỉ được tiến hành ở một số vị trí như lắp dầm cầu cạn vượt sông đoạn quận 9, TP.HCM. Ngoài ra, hầu hết tuyến đường vẫn chưa được san lấp mặt bằng hay đổ đất, cát. Nhiều nơi, mặt bằng chưa được giải phóng.
Trong quy hoạch phát triển giao thông TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đây là tuyến đường được đánh giá rất quan trọng và có năng lực thông xe lớn. Dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi để gắn kết ba trung tâm kinh tế lớn tại khu vực phía Nam là TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Ngoài ra, khi đưa vào sử dụng, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ rút ngắn quãng đường từ TP.HCM đi Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 20km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá từ cảng Cái Mép – Thị Vải, cũng như các hoạt động của cảng hàng không quốc tế Long Thành…

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Macys Printable Coupons
Tweet